Nghiên cứu thị trường: Quy trình và các phương pháp nghiên cứu thị trường

Thị trường là một không gian phức tạp, đa dạng và luôn thay đổi. Để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng. Tuy nhiên, nghiên cứu thị trường không phải là một công việc đơn giản và dễ dàng. Đó là quá trình tốn kém về thời gian, nỗ lực và tiền bạc, đòi hỏi có kiến thức và kinh nghiệm. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nghiên cứu thị trường là gì? Quy trình và các phương pháp nghiên cứu thị trường.

Mục Lục

1. Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về thị trường bao gồm: khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Nhờ việc xác định quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của thị trường, xác định thị phần của từng doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, định hướng chiến lược kinh doanh và phát triển sản phẩm, đánh giá cạnh tranh và tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là gì?

                  Xem thêm: Chiến lược PR – Làm thế nào để phát triển thành công?

2. Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường?

Việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh và tiếp thị, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng và nhu cầu của khách hàng thay đổi liên tục. Dưới đây là một số chi tiết về tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường:

2.1. Hiểu rõ về khách hàng và thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng, nhu cầu của họ và các xu hướng thị trường. Khi có những thông tin này, các doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn và đưa ra chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

2.2. Đưa ra quyết định kinh doanh chính xác

Nghiên cứu thị trường cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kết quả của nghiên cứu thị trường để đưa ra quyết định về phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc tìm cách cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

2.3. Cải thiện chiến lược tiếp thị

Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh, nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các thông tin này để cải thiện chiến lược tiếp thị của mình, thu hút được khách hàng và tăng doanh số bán hàng.

2.3. Đánh giá hiệu quả tiếp thị

Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến lược tiếp thị. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các kết quả của nghiên cứu thị trường để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị và điều chỉnh chiến lược để đạt được kết quả tốt nhất.

2.4. Đồng bộ hóa các hoạt động kinh doanh

Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp đồng bộ hóa các hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các thông tin từ nghiên cứu thị trường để đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác hơn, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thể nắm bắt được xu hướng và nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp tăng cường độ tin cậy và sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu. 

3. 5 phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến

3.1. Phương pháp khảo sát 

Khảo sát là một trong những phương pháp nghiên cứu thị trường phổ biến nhất, trong đó nghiên cứu viên sẽ tiếp cận trực tiếp với đối tượng nghiên cứu để thu thập thông tin. Phương pháp này có thể được thực hiện thông qua việc phát triển các câu hỏi bằng phiếu khảo sát, có thể khảo sát trực tiếp, khảo sát trực tuyến, khảo sát qua điện thoại hoặc khảo sát bằng thư.

Khảo sát là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu thị trường

Khảo sát là phương pháp phổ biến trong nghiên cứu thị trường

Bao gồm các câu hỏi định hướng cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, được đưa cho những người tiêu dùng có liên quan để trả lời. Phương pháp này giúp thu thập thông tin định tính và định lượng từ người dùng, đồng thời giúp đánh giá sự hài lòng của khách hàng.

                     Xem thêm: Marketing Agency là gì? Giải pháp marketing online hiệu quả cho doanh nghiệp?

3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu thị trường là một trong những phương pháp thu thập thông tin trực tiếp từ người tiêu dùng hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực cần nghiên cứu.

 

Phương pháp phỏng vấn sâu (Personal interviews) là một phương pháp nghiên cứu thị trường được sử dụng để thu thập thông tin từ các cá nhân thông qua các cuộc phỏng vấn cá nhân. Những cuộc phỏng vấn này có thể được tiến hành trực tiếp hoặc thông qua điện thoại hoặc trực tuyến.

 

Phương pháp này được sử dụng khi cần thu thập thông tin chi tiết và sâu sắc về một số lượng nhỏ các cá nhân có kiến thức, kinh nghiệm hoặc quan điểm đặc biệt về sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông qua việc tìm hiểu sâu hơn về những suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm, phản hồi và ý kiến của từng cá nhân, phương pháp này cho phép các nhà nghiên cứu thu thập thông tin chính xác và có giá trị cao.

 

Có nhiều loại cách phỏng vấn khác nhau, tuy nhiên có 3 loại phổ biến: phỏng vấn cấu trúc, phỏng vấn không cấu trúc và phỏng vấn bán cấu trúc.

 

3.3. Phương pháp thảo luận nhóm

Đây là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc hội thoại giữa các thành viên trong một nhóm. Trong cuộc thảo luận, các chủ đề cụ thể được chuẩn bị sẵn, được dẫn dắt bởi người dẫn chương trình. Phương pháp này thường được sử dụng để hiểu ý kiến, suy nghĩ, cảm nhận của người tiêu dùng đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

 

3.4. Phương pháp quan sát

Phương pháp quan sát thu thập thông tin bằng các quan sát và ghi lại các hành vi, tương tác giữa các đối tượng. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu và đánh giá các hoạt động, hành vi của khách hàng, cách họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ và tương tác với nhau.

Phương pháp khảo sát trong nghiên cứu thị trường

Phương pháp khảo sát trong nghiên cứu thị trường

3.5. Phương pháp thử nghiệm

Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tiến hành thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ, chiến lược tiếp thị hoặc các chiến dịch quảng cáo trực tiếp với đối tượng xem mức độ đáp ứng. Từ đó có thể điều chỉnh các yếu tố để phù hợp hơn với thị trường hiện tại.

4. Quy trình nghiên cứu thị trường

Quy trình nghiên cứu thị trường là một chuỗi các bước tiến hành các phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập, phân tích và đánh giá thông tin về thị trường và khách hàng. Dưới đây là từng bước trong quy trình nghiên cứu thị trường:

4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Bước đầu tiên trong quy trình là xác định rõ mục đích, nội dung và phạm vi của nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có thể có nhiều mục tiêu khác nhau như đánh giá tiềm năng thị trường, phát triển sản phẩm mới, đo lường hiệu quả chiến dịch quảng cáo, và còn nhiều hơn nữa.

 

Xác định mục tiêu của nghiên cứu thị trường, bạn cần xác định những câu hỏi cần trả lời và nhu cầu thông tin cần thiết. Đó có thể là mục tiêu quản trị hoặc mục tiêu marketing.

4.2. Bước 2: Lập kế hoạch nghiên cứu

Sau khi xác định mục tiêu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sẽ thiết kế và xây dựng kế hoạch về quyết định phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu thị trường phù hợp, lên lịch trình nghiên cứu, dự trù kinh phí và nguồn lực cần thiết.

Lập kế hoạch là bước cơ sở trong nghiên cứu thị trường

Lập kế hoạch là bước cơ sở trong nghiên cứu thị trường

4.3. Bước 3: Thu thập thông tin

Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thị trường đã nêu trên như phương pháp khảo sát, phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm hoặc quan sát để thu thập dữ liệu. Ngoài sử dụng các dữ liệu sơ cấp, bạn cũng có thể sử dụng các dữ liệu thứ cấp, đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu thu thập được.

4.4. Bước 4: Xử lý và phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu, tiến hành phân tích dữ liệu thông qua các phương pháp thống kê và phân tích để tìm ra các mẫu và xu hướng trong dữ liệu. Dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết cấc vấn đề được đưa ra. Các công cụ phân tích dữ liệu thống kê như Excel, SPSS, SAS, … thường được sử dụng trong quá trình này.

4.5. Bước 5: Đưa ra kết luận và giải pháp

Từ các kết quả phân tích, đưa ra những kết luận và giải pháp phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đề xuất về thị trường và khách hàng, kết quả nghiên cứu cũng sẽ được dùng để đưa ra các quyết định chiến lược cho doanh nghiệp.

4.6. Bước 6: Triển khai và đánh giá hiệu quả

Sau khi đưa ra đề xuất, doanh nghiệp tiến hành triển khai và đánh giá hiệu quả của các chiến lược, sản phẩm hoặc dịch vụ được đề xuất. Nếu kết quả không như mong đợi, quy trình nghiên cứu thị trường sẽ được lặp lại để đưa ra các đề xuất mới phù hợp hơn. Từ đó có biện pháp cải tiến để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, đảm bảo tiếp cận với khách hàng và tăng cường cạnh tranh trên thị trường.

                 Xem thêm: Truyền thông thương hiệu là gì? Vai trò của truyền thông và cách truyền thông hiệu quả

Với một thị trường ngày càng cạnh tranh, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác hơn, tránh được rủi ro và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Qua bài viết này, The Light Group hy vọng rằng các bạn đã có được cái nhìn tổng quan về quy trình và các phương pháp nghiên cứu thị trường. Để thực hiện một nghiên cứu thị trường chính xác và hiệu quả hơn, các bạn cần phải tìm hiểu thêm và áp dụng những kiến thức đã được trình bày trong bài viết này. Chúc các bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact