Xây dựng thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, việc xây dựng một thương hiệu lớn mạnh không phải là điều dễ dàng và đòi hỏi sự tập trung, chuyên môn và chiến lược. Hôm nay, The Light sẽ chia sẻ với những bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề này cách để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, cùng theo dõi nhé!
Mục Lục
1. Xây dựng thương hiệu (Branding) là gì?
Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra và định hình một thương hiệu trong tâm trí khách hàng và các bên liên quan khác bằng cách gán cho tổ chức, công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể một ý nghĩa nhất định.
Đây là một chiến lược được thiết kế bởi các tổ chức/ công ty để giúp người tiêu dùng nhanh chóng nhận ra và trải nghiệm thương hiệu của họ, đồng thời đưa ra lý do để lựa chọn sản phẩm của họ hơn là của đối thủ cạnh tranh bằng cách làm rõ những gì thương hiệu này có và không có. Mục đích của việc xây dựng thương hiệu là thu hút và giữ chân khách hàng trung thành bằng cách cung cấp một sản phẩm luôn phù hợp với những gì thương hiệu hứa hẹn.
Định nghĩ về xây dựng thương hiệu
Trong quá trình xây dựng thương hiệu, mạng lưới kênh truyền thông tiếp thị, bao gồm cả các phương tiện truyền thống và digital marketing, là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, áp dụng digital marketing đã trở thành xu hướng được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm và sử dụng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả nhất
2. 8 bước xây dựng thương hiệu thành công
2.1. Bước 1: Nghiên cứu khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh
Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về cách tạo ra thương hiệu doanh nghiệp, bạn cần hiểu thị trường hiện tại, tức là khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh hiện tại của mình.
Có nhiều cách để làm điều này, ví dụ như:
– Tìm kiếm trên Google về danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và phân tích đối thủ trực tiếp và gián tiếp xuất hiện.
– Kiểm tra các subreddits liên quan đến khách hàng của bạn
– Nói chuyện với những người thuộc đối tượng khách hàng tiềm năng và hỏi họ mua nhãn hiệu nào trong lĩnh vực của bạn.
– Tìm kiếm các tài khoản mạng xã hội mà khách hàng theo dõi và quan tâm đến
– Mua sắm trực tiếp để hiểu cách khách hàng tiềm năng tìm kiếm và mua sản phẩm.
Để có cái nhìn tổng quan về thị trường, bạn cần ghi chép lại các thông tin quan trọng về khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh, bao gồm:
– Nhóm khách hàng tiềm năng nào dễ bán hàng nhất.
– Các đối thủ cạnh tranh nổi bật trong thị trường.
– Cách khách hàng mục tiêu nói chuyện và những chủ đề họ quan tâm.
Việc nắm bắt những thông tin này giúp bạn xác định được điểm mạnh của thương hiệu và tập trung phát triển nó, đồng thời phân biệt được với các đối thủ cạnh tranh.
2.2. Bước 2: Tuyên bố sứ mệnh của thương hiệu
Để xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp, trước hết bạn cần tập trung vào việc tìm ra sứ mệnh của doanh nghiệp. Sứ mệnh này phải mô tả một cách cụ thể mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong tương lai. Trước khi có thể thu hút được sự tin tưởng của khách hàng, doanh nghiệp phải hiểu rõ giá trị mà họ muốn mang đến cho khách hàng.
Tuyên bố sứ mệnh là một phần của xây dựng thương hiệu
Tất cả các yếu tố của thương hiệu như logo, slogan, tính cách và các hoạt động hàng ngày đều phải nhất quán với sứ mệnh đã được thiết lập từ trước. Khi được hỏi về các hoạt động của doanh nghiệp, hãy trả lời bằng sứ mệnh đã được đặt ra từ đầu.
Ví dụ tuyên bố sứ mệnh của Apple là “cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất thông qua đổi mới phần mềm, dịch vụ và phần cứng.”
2.3. Bước 3: Khảo sát và phân tích thị trường
Khảo sát đối thủ là chìa khóa quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường. Bạn có thể sử dụng các công cụ bổ trợ để thiết lập bảng khảo sát chi tiết về đối thủ, ví dụ như Google Docs hay Excel.
Bảng khảo sát cần trả lời các câu hỏi cơ bản như:
– Đối thủ có sử dụng thông điệp truyền tải thống nhất hay không?
– Hình ảnh trực quan trong kênh marketing của họ như thế nào?
– Sản phẩm/dịch vụ của họ có chất lượng tốt hay không?
– Review của khách hàng về sản phẩm của họ như thế nào?
– Phương thức truyền thông của họ cho sản phẩm trên cả online và offline như thế nào.
Xem thêm: Chiến lược PR – Làm thế nào để phát triển thành công?
Bạn nên chọn từ 2-4 đối thủ để đưa ra bảng so sánh và từ đó tự rút ra bài học kinh nghiệm và chiến lược phù hợp cho thương hiệu của mình.
2.4. Bước 4: Truyền tải chất riêng của thương hiệu tới khách hàng
Để xây dựng một thương hiệu thành công, điều cần thiết là phải tạo ra sự khác biệt, độc đáo và nổi bật. Bạn không thể đạt được thành công bằng cách sao chép ý tưởng của người khác. Thay vào đó, hãy tạo ra một chất riêng cho thương hiệu của mình. Chất riêng này có thể được thể hiện qua nhiều yếu tố, bao gồm triết lý, thông điệp, logo, sản phẩm, dịch vụ và thái độ phục vụ.
2.5. Bước 5: Thiết kế logo và slogan cho thương hiệu
Đối với khách hàng, điều đầu tiên thu hút sự chú ý không phải là sứ mệnh của thương hiệu mà lại là logo và bộ nhận diện thương hiệu.
Điều này chứng tỏ rằng việc thiết kế logo và slogan là rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, đây không phải là công việc dễ dàng mà yêu cầu sự hỗ trợ từ những chuyên gia trong lĩnh vực này. Nếu gặp khó khăn trong việc thiết kế logo và slogan, bạn nên tìm đến các agency để được tư vấn và hỗ trợ.
Khi thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu, cần lưu ý đến những yếu tố sau:
– Ý nghĩa và ứng dụng của logo
– Tông màu
– Kiểu chữ (Typography)
– Thiết kế biểu tượng (Icon)
– Ứng dụng hình ảnh
– Các yếu tố liên quan đến thiết kế web.
2.6. Bước 6: Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng
Để xây dựng một thương hiệu thành công, doanh nghiệp cần định hình cho mình các phẩm chất và tính cách riêng biệt. Thông điệp của thương hiệu cần phải rõ ràng và đơn giản, truyền tải những thông tin như:
– Doanh nghiệp là ai?
– Cung cấp sản phẩm / dịch vụ gì?
– Sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp ảnh hưởng tới xã hội và cộng đồng như thế nào?
– Doanh nghiệp quan tâm đến đối tượng nào?
2.7. Bước 7: Tạo tính đồng điệu và tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng
Xây dựng thương hiệu là một quá trình liên tục và không có điểm dừng. Để thương hiệu được phủ sóng toàn diện, cần có mặt trên mọi khía cạnh liên quan đến doanh nghiệp, từ bao bì sản phẩm, danh thiếp, đồng phục nhân viên cho đến các kênh tiếp thị kỹ thuật số như website, công cụ tìm kiếm Google, mạng xã hội… Mở rộng phạm vi xuất hiện trên nhiều kênh tiếp thị sẽ giúp thương hiệu của bạn được nhiều người biết đến hơn
Ví dụ: Ngay khi bước vào văn phòng, khách hàng và đối tác đã dễ dàng nhận ra logo và màu sắc bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn xuất hiện khắp nơi. Mọi nhân viên đều mặc đồng phục có logo in trên đó. Hoặc sau khi mua một sản phẩm từ thương hiệu của bạn, khách hàng được gói đồ vào túi có in logo của doanh nghiệp một cách nhanh chóng.
2.8. Bước 8: Tính nhất quán và trung thành cho thương hiệu
Để thương hiệu của bạn giữ được bản sắc riêng và thu hút được nhóm đối tượng khách hàng trung thành, tính nhất quán và kiên định với mục tiêu định ra là rất quan trọng. Thay đổi chiến lược quá thường xuyên sẽ dẫn đến bối rối trong triển khai chiến lược.
Xem thêm: Dịch vụ SEO tổng thể chuyên nghiệp, giá rẻ Top 1 Hà Nội
Vì vậy, khi đã định hình rõ triết lý, thông điệp, giọng điệu của thương hiệu và cách thức triển khai, bạn nên kiên định với mục tiêu đề ra. Tất nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn có thể điều chỉnh một vài chi tiết để thích nghi với tình hình thực tế. Tuy nhiên, hãy luôn nhớ bám sát mục tiêu và sứ mệnh của thương hiệu.
Như vậy, The Light vừa chia sẻ tới các bạn cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Với kiến thức trên đây, tin rằng các doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu của mình một cách hiệu quả. Đừng quên theo dõi chúng tôi để tham khảo thêm các kiến thức marketing khác nhé. Cảm ơn đã theo dõi bài viết!